Từ năm 2012, chính phủ Đức đã thông qua luật chuyển đổi bằng cấp để giúp người lao động nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường lao động Đức. Vậy chuyển đổi bằng hay còn gọi là Anerkenmung là gì? Cùng VICAT tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến việc chuyển đổi bằng thông qua bài viết dưới đây!
Chuyển đổi bằng (Anerkennung) là gì?
Đối với một số ngành nghề, nếu bạn không có bằng cấp do trường đại học Đức cấp thì việc chuyển đổi bằng là điều kiện bắt buộc để làm việc tại Đức hợp pháp. Việc chuyển đổi bằng còn là điều kiện quan trọng trong quá trình xin cấp thị thực để bạn sang Đức làm việc và phát triển sự nghiệp.
Tốt nghiệp trường nào ở Việt Nam thì được nước Đức công nhận?
Nếu bạn tốt nghiệp tại một số trường Đại học hoặc Cao đẳng ở Việt Nam được Đức công nhận thì không cần phải chuyển đổi bằng.
Trường trong danh sách trên được phân loại theo các nhãn sau:
- Nhóm H+: Trường của bạn ở Việt Nam đã được Đức công nhận nên bạn có thể trực tiếp gởi đơn xin việc/ học nghề ở Đức mà không cần dịch thuật hay làm thêm bất cứ một thủ tục nào khác (nếu bằng đã có tiếng Anh). Trong trường hợp này, bạn thường được tư vấn làm thêm chứng chỉ Zeugnisbewertung để nhà tuyển dụng Đức có cái nhìn rõ hơn về những kiến thức bạn đã từng học. Thủ tục này được thực hiện bởi Zentralstelle für ausländisches Bildungswesen in Bonn (ZAB).
- Nhóm H+/- Trường của bạn chưa được công nhận hoàn toàn. Bằng cấp và kinh nghiệm đã có ở Việt Nam bấy giờ sẽ được đưa ra đánh giá và quy đổi sang cấp bậc tương đương trong hệ thống giáo dục ngành nghề của Đức. Nếu cần thiết, học viên sẽ phải tham gia khóa học chuyển đổi từ 6 tháng đến một năm tùy vào trình độ bạn đang có để đủ điều kiện được công nhận bằng. Việc chuyển đổi bằng này vừa giúp các bạn rút ngắn được thời gian học nghề ở Đức vừa có cơ hội thực hành thực tế với nghề bạn đang theo học.
- Nhóm H- Trường của bạn không được công nhận và bạn không thể dùng bằng này để chuyển đổi.
Ngành nào được ưu tiên chuyển đổi bằng cấp ở Đức?
Nếu bạn theo học các ngành Nghệ thuật (Ausbildungsberufe für künstlerische und kreative Köpfe) thì bằng cấp sẽ được công nhận sau khi chứng minh được khả năng đặc biệt của mình thông qua các bài kiểm duyệt chuyên môn được tổ chức bởi các trường. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có hình thức tổ chức đánh giá khác nhau nên bạn có thể liên hệ các văn phòng quốc tế tại Đức để tìm hiểu thêm thông tin về trường mình muốn nộp.
Bên cạnh đó, Điều dưỡng cũng là ngành được ưu tiên chuyển đổi bằng tại Đức. Nếu chọn tham gia chương trình chuyển đổi này, các điều dưỡng viên sẽ được ký hợp đồng làm việc và đi làm ngay từ khi sang Đức với mức lương từ 2.000 Euro (56 triệu đồng)/ tháng. Sau khoảng 1 năm làm việc và học thêm thì học viên sẽ được công nhận là điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể làm việc ở Đức hay nhiều nơi khác. Đặc biệt hơn, các học viên sẽ có cơ hội ký tiếp hợp đồng lao động ít nhất trong 3 năm tiếp theo với viện điều dưỡng đang thực tập ngay sau khi kết thúc thời gian đào tạo và chuyển đổi bằng.
Chuyển đổi bằng nghề điều dưỡng Đức là chương trình độc quyền của VICAT & Cmind Solution GmbH dành cho điều dưỡng viên đã tốt nghiệp Cao đẳng Đại học ngành điều dưỡng đa khoa tại Việt Nam có nhu cầu làm việc tại Đức.
Các bước để thực hiện chuyển đổi bằng
Nếu bạn đang ở Việt Nam và muốn chuyển đổi bằng thì có thể đến các cơ quan đại diện của Đức để được trao đổi tư vấn. Các bước thực hiện sau chỉ dành cho những ai đã sang Đức:
Bước 1: Tìm hiểu và liên hệ với Cơ quan phụ trách vấn đề Anerkennung ở địa phương để đăng ký lịch tư vấn (Beratungstermin) bằng cách gọi điện hoặc gửi email. Bạn cũng có thể tìm kiếm trên Google với từ khóa “Anerkennung” + “tên bang bạn đang sinh sống”. Ví dụ: Cơ quan phụ trách Anerkennung của Hamburg sẽ là Die “Zentrale Anlaufstelle Anerkennung“ (ZAA).
Bước 2: Kiểm tra bằng cấp nghề của bạn có cần Anerkennung không. Một số ngành nghề tại Đức được xem là Ngành nghề Quy định (reglementierte Berufe) cần phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Nếu ngành nghề của bạn rơi vào nhóm này thì bằng cấp của bạn phải được xem xét chuyển đổi. Chứng chỉ tiếng Đức bạn đang có cũng sẽ được xem xét.
Bước 3: Nộp hồ sơ dưới dạng file pdf và gửi qua E-Mail cho cơ quan phụ trách. Sau khi đăng ký xin Lịch tư vấn (Beratungstermin), cơ quan phụ trách sẽ liên hệ và yêu cầu bạn nộp các giấy tờ sau:
- Bằng + bảng điểm (Cao học, Đại học, …) đã được dịch công chứng Sơ yếu lý lịch (Lebenslauf)
- The luru trú (Aufenthaltskarte) Giấy xác nhận đồng ý thực hiện (Einwilligungserklärung). Giấy này phía cơ quan sẽ gửi qua E-Mail, bạn chỉ cần ký vào rồi scan để gửi lại qua E-Mail.
- Danh sách trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân đã được phía cơ quan Anerkennung gửi trước đó. Sau khi nhận được hồ sơ của bạn, cơ quan phụ trách sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn. Trong trường hợp không nắm được hết các thông tin tư vấn, bạn có thể yêu cầu phía cơ quan gửi E-Mail hướng dẫn từng bước (Schritt für Schritt) những việc bạn cần làm.
Bình Luận